Đau Thắt Lưng Bên Trái Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?

Có không ít người gặp phải tình trạng đau thắt lưng bên trái. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì? Chúng có nguy hiểm hay không? Cách phòng tránh và điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

đau thắt lưng bên trái

Đau thắt lưng bên trái khá phổ biến

1. Thế nào là đau thắt lưng bên trái?

Đau thắt lưng bên trái là tình trạng đau sau lưng bên trái gần eo và xuất hiện ở dưới vùng thắt lưng. Cơn đau có thể lan rộng xuống dưới chân hoặc ra hai bên cột sống.

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như:

  • Cảm giác đau âm ỉ hoặc râm ran ở vùng thắt lưng.
  • Cảm giác đau lan xuống mông hoặc chân trái.
  • Người bệnh bị đau ngay cả khi ngồi hay khi muốn thay đổi tư thế.
  • Người bệnh không thể ngồi lâu hoặc việc đi đứng có phần khó khăn, không thể duy trì trong thời gian dài.

2. Những nguyên nhân gây đau thắt lưng bên trái

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng bên trái. Chúng có thể đến từ những vấn đề trong sinh hoạt thường ngày hoặc yếu tố bệnh lý.

2.1. Đau dây thần kinh tọa

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho chúng ta bị đau lưng bên trái gần mông đó chính là tổn thương ở dây thần kinh tọa. Bệnh này có thể khiến cho các cơn đau nhức và chỉ xuất hiện ở một phía của cơ thể. Nếu cơn đau xuất hiện do nguyên nhân này, người bệnh sẽ bị đau ở lưng dưới và kéo dài đến mông, đùi cũng như bắp chân.

đau thắt lưng bên trái

Đau dây thần kinh tọa

2.2. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Tình trạng thoát vị đĩa đệm khiến cho rễ ở dây thần kinh lưng, hông và chân bị chèn ép. Người bệnh sẽ bị đau nhức và khả năng vận động bị hạn chế. Hơn nữa, những lúc thay đổi tư thế sẽ gặp nhiều khó khăn và các cơn đau có thể kéo dài.

2.2. Bệnh gai cột sống

Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng đau thắt lưng bên trái xuất hiện là bệnh gai cột sống. Bệnh này khởi phát khiến cho cột sống co cứng và gây đau ở vùng thắt lưng. Cùng với đó, người bệnh có thể cảm thấy tê tại mông, đùi và bàn chân.

2.3. Thoái hóa cột sống

Khi các đốt sống bị oxy hóa hoặc bào mòn quá mức, chúng sẽ dẫn đến hiện tượng chèn ép vào rễ dây thần kinh. Chính điều đó dẫn đến tình trạng người bệnh bị đau sau lưng bên trái phía trên hoặc bị đau sau lưng bên trái dưới bả vai, tùy theo đốt sống đã bị thoái hóa. Những người lớn tuổi hoặc những người phải thao tác với các động tác tạo nhiều áp lực lên cột sống là những đối tượng thường gặp căn bệnh này.

2.4. Bệnh lý về thận

Bên cạnh các bệnh về xương khớp, tình trạng đau sau lưng bên trái phía dưới hay đau thắt lưng bên trái còn xuất hiện do các bệnh lý về thận. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này, người bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, đau buốt ở bụng dưới hoặc trước bụng. Lúc này, cơ quan sinh dục có thể cũng sẽ bị đau kèm theo nước tiểu màu lạ.

đau thắt lưng bên trái

Các bệnh lý ở thận cũng có thể gây đau thắt lưng bên trái

2.5. Viêm tụy

Bệnh viêm tụy cũng nằm trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng bên trái. Tuyến tụy này nằm ở vùng bụng trên và phía sau dạ dày.

2.6. Bệnh viêm đại tràng

Viêm dai dẳng ở vùng ruột già được gọi là bệnh viêm đại tràng. Khi bệnh tiến triển nặng, chúng có thể gây đau quặn bụng kèm theo cảm giác đau ở vùng thắt lưng.

2.7. Bệnh phụ khoa hoặc u xơ tử cung

Đau thắt lưng bên trái ở phụ nữ có thể xuất hiện do các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung. Khi bị các bệnh này, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng và phụ nữ có thể cảm thấy đau khi giao hợp.

2.8. Bệnh rối loạn chức năng khớp(Sacroiliac)

Đây là bệnh chỉ tình trạng bị đau ở các khớp nếu chúng ta chuyển động quá ít hoặc quá nhiều. Cử động khớp quá mức có thể khiến cho tình trạng đau thắt lưng bên trái xuất hiện. Trong khi đó, vận động quá ít cũng có thể khiến cho cơ bị căng và cơn đau xuất hiện ở lưng dưới, mông và lan xuống chân.

2.9. Đau do tổn thương cơ hoặc mô cơ

Có không ít các trường hợp người bệnh bị nhói sau lưng bên trái do nguyên nhân này. Nếu các cơ, dây chằng hoặc đĩa cấu tạo bị tổn thương, chúng sẽ khiến cho vùng sau lưng bị đau dai dẳng. Hơn nữa, căng cơ lưng dưới là một trong những lý do phổ biến nhất khiến cho các cơn đau trên thắt lưng trái xuất hiện.

đau thắt lưng bên trái

Tổn thương dây chằng gây đau thắt lưng

2.10. Sinh hoạt sai tư thế

Những người thường làm việc nặng nhọc, đứng lên ngồi xuống liên tục cũng nằm trong nhóm dễ bị đau lưng bên trái gần mông. Ngoài ra, nếu chúng ta ngồi sai tư thế, thường xuyên bắt chéo chân trong thời gian dài cũng dẫn đến hiện tượng này.

3. Đau thắt lưng bên trái có nguy hiểm không?

Không chỉ gây ra cho người bệnh cảm giác khó chịu, việc đau thắt lưng ở bên trái còn ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu các cơn đau xuất phát từ các tổn thương ở nội tạng hay cơ quan sinh dục, chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

4. Chữa trị bệnh đau thắt lưng bên trái như thế nào?

Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Chúng có thể là những biện pháp tại nhà hoặc điều trị nội khoa.

4.1. Các biện pháp tại nhà

Nếu muốn giảm đau thắt lưng bên trái ngay tại nhà, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Ngưng hoặc hạn chế vận động, đặc biệt là vận động phần bị đau.
  • Tập giãn cơ với một vài động tác nhẹ nhàng, dành riêng cho người bị đau hoặc tập các động tác yoga.
  • Áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau.
  • Sử dụng một số biện pháp nhẹ nhàng như bấm huyệt hoặc châm cứu.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau.
  • Giảm thành phần chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày và tăng cường chất xơ.
  • Massage và xoa bóp cũng giúp cơ thể thư giãn giảm đau.

đau thắt lưng bên trái

Massage xoa bóp đúng cách giúp giảm đau thắt lưng

4.2. Các biện pháp y tế

Nếu các biện pháp giảm đau tại nhà không có hiệu quả, người bệnh cần đến các trung tâm y tế uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và tìm giải pháp. Người bệnh có thể sẽ phải áp dụng một số biện pháp như uống thuốc giảm đau, giảm viêm, tiêm tê màng cứng, đeo đai trị liệu, tập vật lý trị liệu, phẫu thuật….

4.3. Cách phòng ngừa bệnh đau thắt lưng bên trái

Chúng ta có thể phòng ngừa tình trạng đau thắt lưng phía bên trái bằng một số cách sau:

  • Chú ý giữ đúng tư thế khi nằm, ngồi, đi đứng, khi bê vác vật nặng,...
  • Không nên thay đổi tư thế đột ngột, điều đó có thể khiến vùng thắt lưng bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và gia cố sức mạnh cho vùng cơ lưng.
  • Giảm cân với những người đang thừa cân và duy trì cân nặng ở mức phù hợp để tránh gây áp lực lên hệ xương khớp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề bất thường trên hệ xương khớp.

đau thắt lưng bên trái

Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe hệ xương khớp

Tình trạng đau thắt lưng bên trái ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể không quá nghiêm trọng và chúng ta có thể giảm đau ngay tại nhà. Một số biện pháp như vận động thường xuyên, massage xoa bóp cũng góp phần ngăn ngừa căn bệnh này. Hy vọng KingSport đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan:

Bật mí 15+ quà tặng cô giáo ngày 8/3 ý nghĩa không nên bỏ lỡ

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày tôn vinh một nửa thế giới. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Tặng quà cho cô giáo ngày 8-3 là một cách thể hiện lòng biết ơn của học trò với người đã dìu dắt mình nên người. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc này, tham khảo ngay top quà tặng cô giáo ngày 8 3 cực ý nghĩa sau đây! Quà tặng cô giáo ngày 8 3 ý nghĩa 1. Tặng quà gì cho cô giáo ngày 8/3? 8/3 là...

CHÀNG MUỐN SỞ HỮU BODY "VẠN NGƯỜI MÊ"? ĐỪNG BỎ QUA 5 NHÓM THỰC PHẨM NÀY

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học giàu chất dinh dưỡng kết hợp với việc tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp gymer nhanh chóng sở hữu thân hình vạm vỡ, body cường tráng như mong muốn. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm giúp tăng cơ bắp hiệu quả của các huấn luyện viên thể hình đã chia sẻ cùng Kingsport. Cùng tìm hiểu nhé! Nhóm tinh bột Nếu bạn là gymer nhất định đừng bỏ quên nhóm tinh bột trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Người tập thể hình ăn thực phẩm có chứa tinh...

Thức ăn không tốt cho xương cần tránh, bạn biết chưa?!

Thức ăn không tốt cho xương nếu tiêu thụ quá nhiều trong một thời gian dài thì sẽ khiến cơ thể của người bệnh gặp nhiều trở ngại trong di chuyển, khó chịu mỗi khi ngồi quá lâu. Vậy nên để cải thiện tình trạng đang gặp phải, việc tránh nhóm thực phẩm không tốt cho xương khớp trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy nhé! Thức ăn không tốt cho xương cần tránh 1. Thức ăn không tốt cho xương nên tránh Xương khớp là một trong những căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm nếu như...

Những ai không nên tập aerobic để tránh gặp chấn thương?

Tuy là bộ môn “quốc dân” khi được nhiều người lựa chọn để đốt mỡ thừa trong cơ thể nhưng aerobic vẫn sở hữu một số mặt hạn chế, không phù hợp với một số người thực hiện. Vậy những ai không nên tập aerobic để tránh gặp chấn thương trong khi đốt mỡ tại nhà? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết chia sẻ này của KingSport nhé! Những ai không nên tập aerobic tại nhà? 1. Những ai không nên tập aerobic tại nhà? Aerobic là bộ môn thể thao được rất nhiều người ưa chuộng thực hiện bởi tính tiện...

Giải Đáp: Uống Thuốc Hạ Huyết Áp Bao Lâu Thì Hạ?

Uống thuốc hạ huyết áp là một trong những biện pháp giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả. Vậy uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ? Nên uống loại thuốc này như thế nào? Chúng có tác hại gì hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay sau đây. Uống thuốc hạ huyết áp là một giải pháp điều trị bệnh cao huyết áp 1. Cần uống thuốc hạ huyết áp trong trường hợp nào? Huyết áp cao hay còn gọi là tình trạng tăng huyết áp là khi áp lực của dòng máu...

Huyết Áp 90/60 Có Thấp Không? Ảnh Hưởng Gì?

Huyết áp là một chỉ số dùng để đánh giá cơ bản tình trạng sức khỏe của một người. Chúng bao gồm hai thành phần là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Vậy huyết áp 90/60 có thấp không? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào? Nếu là huyết áp thấp thì chúng ta cần làm gì? Những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây. Huyết áp 90/60 không hiếm gặp 1. Huyết áp 90/60 có nghĩa là gì? Để biết huyết áp 90/60 có thấp không, trước hết chúng ta cần phải biết con số này...

Thông Tin Các Chỉ Số Huyết Áp Theo Độ Tuổi Mới Nhất 2024

Huyết áp là căn bệnh thầm lặng sẵn sàng tấn công chúng ta bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Vậy nên, cách phòng ngừa tốt nhất là bạn cần hiểu rõ về nó, duy trì thói quen sống tích cực cũng như ăn uống khoa học. Trong bài viết, cùng KingSport tìm hiểu các chỉ số huyết áp theo độ tuổi để có góc nhìn khách quan nhất, từ đó dễ dàng đề phòng những rủi ro không đáng có. Chỉ số huyết áp sẽ khác nhau theo từng độ tuổi 1. Các chỉ số huyết áp theo độ tuổi Áp lực máu hay...

KINGSPORT CAM KẾT HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI CAO TUỔI

Ngày 28/9 vừa qua, Kingsport đã có mặt tại Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam, khẳng định cam kết trong việc triển khai các hoạt động chăm sóc người cao tuổi và nhận vinh danh cho những đóng góp trong chặng đường cũ. Ông Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc Vận hành miền Bắc - đại diện Kingsport có mặt tại buổi lễ   Những hành động thiết thực hướng về người cao tuổi Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam được Trung ương Hội người cao tuổi phối hợp tỉnh Hải Dương...

Huyết Áp 160/90 Có Cao Không? Thông Tin Bệnh Cao Huyết Áp

Không chỉ người lớn tuổi, có bệnh nền mới dễ bị cao huyết áp mà thậm chí người trẻ hiện nay cũng có nguy cơ cao huyết áp đột biến rất cao, gây ra nhiều hệ lụy khủng khiếp cho sức khỏe. Dưới bài viết này, cùng KingSport tìm hiểu huyết áp 160/90 có cao không? Và đâu là các chỉ số huyết áp gây nguy hiểm. Huyết áp chỉ số 160/90 khiến cơ thể có nguy cơ nhận lấy nhiều biến chứng nguy hiểm 1. Huyết áp 160/90 có cao không? Huyết áp 160/90 có cao không? Huyết áp 160 có nguy hiểm...

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng