Đau Thắt Lưng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Đau thắt lưng là một tình trạng bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh thường gây ra những cơn đau rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến hệ xương khớp cũng như chất lượng đời sống của bệnh nhân. Vậy đau thắt lưng là như thế nào? Chúng là biểu hiện của căn bệnh gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi

1. Đau thắt lưng là bệnh gì?

Đau thắt lưng hay còn gọi là hội chứng đau cột sống thắt lưng  là tình trạng một người bị đau ở vùng trên hoặc dưới ngay vị trí thắt lưng quần. Đoạn thắt lưng này có 5 đốt sống từ L1 đến L5 chồng lên nhau, cùng với đó là tủy sống bên trong và các sợi thần kinh. Vùng này chi phối khả năng vận động cũng như cảm giác của hai chân. Chính vì thế, tình trạng đau thắt lưng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh.

2. Các triệu chứng của bệnh đau thắt lưng

Đau thắt lưng có những biểu hiện khá rõ ràng. Các cơn đau thường xuất hiện ở vị trí ⅓ dưới lưng, chính giữa cột sống và có thể lan sang hai bên cột sống thắt lưng. Nếu gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng sau:

  • Đau khi cử động ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế.
  • Cơn đau sẽ tăng dần khi khi vận động hoặc thay đổi thời tiết.
  • Đau nhức buốt ở vùng thắt lưng.
  • Viêm sưng ở lưng, có thể kèm theo sốt.
  • Cảm giác đau lan xuống vùng hông và chân.
  • Có thể tiểu tiện không tự chủ.
  • Cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.

đau thắt lưng

Đau thắt lưng thường diễn ra khi ta thay đổi tư thế

3. Những đối tượng thường bị đau thắt lưng

Đau thắt lưng là một tình trạng phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh này, đặc biệt ở một số đối tượng sau:

3.1. Người trưởng thành trong độ tuổi 30-50 tuổi

Những người trong độ tuổi này thường xuyên gặp phải tình trạng đau lưng do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, các đĩa đệm sẽ suy giảm sự linh hoạt cũng như khả năng chịu áp lực. Cùng với đó, mật độ canxi trong xương cũng giảm đi khiến cho các khớp dễ bị bào mòn, tính đàn hồi giảm cũng như giảm sức mạnh cơ bắp.

3.2. Người làm các công việc nặng

Do đặc thù của các công việc nặng dễ dẫn đến tình trạng quá sức và co cơ, chấn thương ở cột sống. Điều đó dẫn đến hiện tượng đau thắt lưng, nhất là khi chúng ta thực hiện sai tư thế.

3.3. Nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng thường sẽ rơi vào trường hợp ngồi quá lâu, ít vận động. Điều này gây ra những áp lực lớn lên các đốt sống và có thể gây ra tình trạng đau lưng mãn tính. Ngoài ra, người làm công việc lao động trí óc thường bị căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng quá mức cũng có thể làm gia tăng tình trạng đau thắt lưng.

đau thắt lưng

Nhân viên văn phòng là những người hay bị đau thắt lưng

3.4. Người ít vận động thể chất

Khi không thường xuyên tập thể dục, cơ bụng và cả cơ lưng sẽ yếu dần đi. Điều đó khiến cho việc nâng đỡ cột sống không được tốt. Chính điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ bị đau ở vùng thắt lưng.

3.5. Người thừa cân hoặc tăng cân mất kiểm soát

Khi thừa cân hoặc tăng cân mất kiểm soát, lượng mỡ thừa ở vùng bụng sẽ gia tăng một cách nhanh chóng. Điều này khiến cho đường cong sinh lý ở cột sống, ngay vị trí thắt lưng bị mất đi. Đồng thời, khung chậu sẽ bị kéo về phía trước. Lúc này, các cơ lưng sẽ bị siết chặt và hiện tượng căng cơ xuất hiện, kéo theo cảm giác đau ở vùng thắt lưng.

3.6. Người sống trong gia đình có thành viên bị bệnh đau lưng

Các nghiên cứu đã cho thấy những người sống trong các gia đình có thành viên bị bệnh đau lưng, bệnh viêm cột sống dính khớp, .. thì có nguy cơ bị đau thắt lưng cao hơn so với thông thường.

3.7. Phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai, khung xương chậu của người phụ nữ có sự thay đổi nhằm thích nghi với trọng lượng của em bé trong bụng. Chính điều đó cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau thắt lưng, đặc biệt là những tháng ở cuối thai kỳ.

đau thắt lưng

Phụ nữ mang thai cũng rất hay bị đau lưng

3.8. Trẻ nhỏ đeo ba lô quá nặng

Trẻ em nếu phải chịu một lực tác động mạnh lên các đốt sống cũng như đĩa đệm thì dễ xảy ra hiện tượng đau ở thắt lưng. Mặt khác, việc mang balo nặng còn khiến các bé bị mỏi cơ, dễ bị đau thắt lưng ngay từ khi còn bé đến khi lớn.

4. Nguyên nhân của tình trạng đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể là những dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp hoặc những sai lầm trong tư thế sinh hoạt.

4.1. Các nguyên nhân bệnh lý

Bệnh lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau lưng hoặc đau thắt lưng.

4.1.1. Bệnh thoái hóa cột sống

Khi chúng ta càng lớn tuổi, xương khớp nói chung và cột sống nói riêng sẽ bị thoái hóa dần. Trong đó, các vị trí ở sụn khớp cũng như đĩa đệm là dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi các vùng này bị thoái hóa, chúng có thể dẫn đến các cơn đau âm ỉ và liên tục tại thắt lưng. Các cơn đau này sẽ gia tăng khi người bệnh cúi người, bê vác đồ đạc hoặc xoay người.

4.1.2. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm có vai trò giảm sốc cũng như duy trì sự linh hoạt của toàn bộ cột ống. Nếu bị thoát vị, phần nhân của đĩa đệm sẽ tràn ra ngoài và chèn lên các rễ dây thần kinh, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Cơn đau sẽ gia tăng nhiều hơn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

đau thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng

4.1.3. Bệnh hẹp ống sống

Các dây chằng ở cột sống vùng thắt lưng bị thoái hóa sẽ dần dày lên, khiến cho ống sống bị hẹp lại và từ đó chèn ép lên các dây thần kinh. Chúng sẽ khiến cho các cơn đau thắt lưng xuất hiện và có thể lan xuống đến hai chân.

4.1.4. Bệnh gai cột sống

Các gai cột sống xuất hiện và cọ sát vào nhau khiến cho các mô mềm xung quanh bị tác động, từ đó chúng gây đau đớn ở thắt lưng.

4.1.5. Bệnh đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là hệ thống dây thần kinh lớn nhất của cơ thể. Chúng chạy dọc từ trên tủy sống xuống đến mông và mặt sau của chân. Khi dây thần kinh này bị chèn ép thì các cơn đau sẽ xuất hiện. Cùng với đó, người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, nóng rát dọc theo chiều của dây này.

4.1.6. Cong vẹo cột sống

Đây là tình trạng cột sống cong bất thường sang một bên và không còn giữ được trạng thái tự nhiên. Nếu mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ bị sai lệch trong các tư thế sinh hoạt và chính điều này gây áp lực lên các cơ bắp, gân, đốt sống, dây chằng. Từ đó, các cơn đau sẽ xuất hiện.

đau thắt lưng

Cong vẹo cột sống tạo áp lực lên cột sống và gây đau

4.1.7. Bong gân

Bong gân là một dạng tổn thương ở các dây chằng do bị tác động mạnh. Khi bong gân, dây chằng ở trạng thái bị căng hoặc rách ra và khiến cho các cơn đau thắt lưng xuất hiện.

4.1.8. Bệnh sỏi thận

Có không ít trường hợp đau thắt lưng là do bệnh sỏi thận. Khi viên sỏi lớn và bị mắc ở thận bên nào, chúng ta sẽ đau vùng thắt lưng bên đó.

4.1.9. Bệnh viêm tuyến tiền liệt

Tình trạng đau lưng ở nam giới còn có thể do bệnh viêm tuyến tiền liệt.

4.1.10. Bệnh phụ khoa

Các bệnh như viêm cổ tử cung, viêm vùng âm đạo, … cũng có thể khiến cho cơn đau thắt lưng xuất hiện. Kèm theo đó, người bệnh có thể bị kinh nguyệt không đều hoặc chảy máu âm đạo,...

4.2. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các yếu tố bệnh lý, đau thắt lưng còn có thể đến từ một số nguyên nhân khác như:

4.2.1. Chấn thương

Tai nạn, tập thể dục thể thao quá mức, ngã… có thể làm tổn thương dây chằng, gân, cơ hay các đốt sống. Đây chính là một trong những lý do dẫn đến các cơn đau vùng thắt lưng.

đau thắt lưng

Thể dục thể thao quá mức cũng dễ gây đau thắt lưng

4.2.2. Sinh hoạt sai tư thế

Khi chúng ta đứng hoặc ngồi nhưng khom lưng, cong lưng, ngồi xổm hoặc nằm cong, gối đầu quá cao… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau thắt lưng. Chúng có thể gây ra các cơn đau có tính chất âm ỉ nhưng kéo dài.

5. Bệnh đau thắt lưng có biến chứng không?

Khi bị đau thắt lưng, chúng ta không nên chỉ quan ngay cả khi các triệu chứng của chúng tự biến mất. Trong những trường hợp người bệnh bị các cơn đau cấp tính, nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hơn nữa, nếu cơn đau kéo dài, chúng có thể có nhiều biến chứng.

Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và vận động thông thường của người bệnh. Nếu nghiêm trọng, tình trạng này có thể khiến khả năng vận động bị suy giảm. Từ đó, người bệnh sẽ bị teo cơ đùi, teo cơ cẳng chân, …thậm chí là bại liệt.

6. Điều trị tình trạng đau thắt lưng như thế nào?

Để khắc phục được tình trạng đau thắt lưng, trước hết chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên điều đó, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp phù hợp.

6.1. Các biện pháp thực hiện tại nhà

Có khá nhiều biện pháp áp dụng tại nhà giúp giảm các cơn đau nhức vùng thắt lưng

6.1.1. Chườm lạnh và chườm nóng

Các cơn đau sẽ thuyên giảm dần nếu chúng ta áp dụng ngay biện pháp chườm lạnh và chườm nóng. Để làm được điều này, trước hết người bệnh cần dừng hoàn toàn các hoạt động thể chất. Sau đó, dùng đá chườm vào vùng thắt lưng. Kế đến chúng ta chuyển sang chườm nóng. Điều đó sẽ giúp cho cơ lưng được thư giãn và giảm đau hiệu quả. Tắm nước ấm cũng có thể hữu ích trong trường hợp này.

đau thắt lưng

Chườm nóng hoặc lạnh là cách giảm đau nhanh

6.1.2. Điều chỉnh tư thế trong các hoạt động thường ngày

Việc điều chỉnh tư thế có những ý nghĩa nhất định, chúng vừa giúp giảm áp lực lên hệ xương, cơ vừa giúp chúng được thư giãn và giảm đau.

  • Tư thế đứng: Khi đứng cần đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dễ dồn đều lên hai chân, bụng và thắt lưng không ưỡn về phía trước để đảm bảo độ cong sinh lý của cột sống. Chị em phụ nữ cũng nên hạn chế dùng giày cao gót bởi điều này dễ dàng khiến cho cột sống bị ảnh hưởng.
  • Tư thế ngồi: Chúng ta nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp với hai chân đặt trên sàn nhà, lưng thẳng tựa đều vào thành ghế. Trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông cũng như hai chân. Để giữ được đường cong bình thường của cột sống, chúng ta có thể sử dụng một chiếc gối mỏng ở phía sau.
  • Tư thế khi nằm: Nằm nghiêng và đầu gối co lên, kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối. Nếu nằm thẳng, bạn nên đặt một chiếc gối mỏng bên dưới đùi để giảm áp lực cho vùng lưng.
  • Tư thế khi nâng hoặc bưng bê đồ vật nặng: Khi bưng vật nặng nên ngồi xuống hẳn rồi hãy nâng đồ vật lên. Khi bê đi hãy chú ý giữ thẳng lưng trong suốt quá trình di chuyển. Tương tự, khi kéo đồ vật chúng ta cũng nên chú ý tư thế của cột sống cũng như các khớp.

6.1.3. Massage ấn huyệt giúp giảm đau

Massage hay ấn huyệt giúp cho các cơ bắp được thư giãn. Mặt khác, việc này cũng giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ đó, chúng sẽ giúp giảm cảm giác đau và giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu không có điều kiện để đến các trung tâm massage chuyên nghiệp, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng ghế massage toàn thân tại nhà.

6.1.4. Tập các bài tập hỗ trợ

Có không ít các bài tập hỗ trợ giảm cảm giác đau thắt lưng rất hiệu quả. Người bệnh có thể tìm hiểu và thực hiện các bài tập này theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúng sẽ giúp giảm đau và ngăn ngừa cơn đau tái phát rất hữu hiệu.

đau thắt lưng

Các bài tập giãn cơ hỗ trợ giảm đau

6.2. Thực hiện vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là một biện pháp giúp giảm tình trạng đau nhức rất hiệu quả. Biện pháp này sẽ bao gồm hàng loạt các phương thức cụ thể như siêu âm trị liệu, kích thích điện,... Sau khi cơn đau giảm, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và bụng, cùng với đó là các bài tập ngăn ngừa tình trạng tái phát cơn đau.

6.3. Sử dụng thuốc

Trong các trường hợp bệnh nặng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc. Các loại thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau… sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

6.4. Phẫu thuật

Nếu cơn đau thắt lưng đến do thoát vị đĩa đệm, chấn thương gãy xương hoặc xẹp đốt sống thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Đây là phẫu thuật phức tạp và cần được thực hiện tại các bệnh viện uy tín với trang thiết bị hiện đại.

7. Các biện pháp phòng tránh đau thắt lưng

Chúng ta hoàn toàn có thể tránh các cơn đau vùng thắt lưng bằng các biện pháp đơn giản sau;

7.1. Giữ đúng tư thế

Khi nằm, ngồi, đi, đứng, mang vác vật nặng chúng ta cũng cần chú ý giữ đúng tư thế. Điều đó sẽ giúp giảm áp lực lên xương sống và hạn chế nguy cơ chấn thương. Với người làm việc văn phòng nên tránh ngồi một chỗ quá lâu. Sau mỗi khoảng 2 tiếng, chúng ta nên đứng dậy đi lại và thực hiện vài động tác để cột sống được thư giãn.

đau thắt lưng

Giữ đúng tư thế khi đi đứng, nằm ngồi giúp phòng tránh đau thắt lưng

7.2. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Chúng ta nên tránh làm việc căng thẳng quá mức. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi sao cho hợp lý và giúp cơ thể thư giãn. Mặt khác, lúc ngủ hãy chú ý nằm đệm cứng vừa phải, không nên nằm đệm quá mềm hoặc quá cứng vì chúng đều ảnh hưởng đến cột sống.

7.3. Tập thể dục đều đặn

Việc vận động thường xuyên và mỗi ngày sẽ giúp xương khớp và cơ bắp trở nên linh hoạt hơn và tăng cường sức mạnh. Chúng cũng giúp hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn, máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Nếu không có điều kiện đến phòng gym hay chạy ta ngoài, chúng ta có thể chủ động tập luyện tại nhà với xe đạp tập hoặc máy chạy bộ, giàn tạ đa năng,...

7.4. Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp

Thừa cân hay béo phì gây áp lực lớn lên cột sống. Do đó, chúng ta cần giảm cân nếu đang thừa cân hay béo phì. Chú ý kiểm soát cân nặng luôn ở mức vừa phải.

7.5. Có chế độ ăn lành mạnh

Mỗi người cần có chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt chú ý bổ sung đầy đủ canxi, magie hay kali trong bữa ăn mỗi ngày bởi những chất này rất cần thiết cho hệ xương. Với người lớn tuổi có thể uống bổ sung thêm canxi để tăng cường hiệu quả. Thêm vào đó, hãy chú ý uống đủ nước.

đau thắt lưng

Một chế độ ăn lành mạnh cũng giúp phòng tránh đau lưng

7.6. Khám sức khỏe định kỳ

Việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta nắm bắt được tình hình sức khỏe tổng thể cũng như hệ xương khớp. Qua đó, chúng ta sẽ có biện pháp điều trị nhanh chóng và thích hợp nếu có vấn đề xuất hiện.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng đau thắt lưng. Nhìn chung đây là một căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như biết cách phòng tránh sẽ giúp chúng ta ứng xử hợp lý nếu cơn đau xuất hiện. Hy vọng KingSport đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan:

3 cách massage giảm mỡ bụng trước khi ngủ bạn cần biết

Bụng là nơi rất tích trữ lượng mỡ thừa lớn nhất trong cơ thể, vậy nên việc chọn các cách massage giảm mỡ bụng trước khi ngủ vừa giúp vòng 2 giữ sự thon gọn, vừa hỗ trợ chúng ta cải thiện thể chất cho toàn bộ cơ thể, lưu thông máu cũng như đẩy lùi những bệnh lý dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là cách massage giảm mỡ bụng trước khi ngủ hiệu quả? Cùng KingSport tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé! Massage giảm mỡ bụng là gì? Massage giảm mỡ bụng là hình thức tác động một lực...

Bật mí cách sử dụng máy massage cầm tay hiệu quả nhất 2024

Ngày nay, khi đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Theo đó, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tiện lợi ra đời, trong số đó phải kể đến các dòng máy massage cầm tay với đa dạng tính năng và công dụng. Thế nhưng, liệu bạn đã biết cách sử dụng máy massage cầm tay đúng cách hay chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về trình tự sử dụng cũng như cách tận dụng để máy massage phát huy hiệu quả tối đa. Máy massage cầm...

Bật mí 15+ quà tặng cô giáo ngày 8/3 ý nghĩa không nên bỏ lỡ

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày tôn vinh một nửa thế giới. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Tặng quà cho cô giáo ngày 8-3 là một cách thể hiện lòng biết ơn của học trò với người đã dìu dắt mình nên người. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc này, tham khảo ngay top quà tặng cô giáo ngày 8 3 cực ý nghĩa sau đây! Quà tặng cô giáo ngày 8 3 ý nghĩa 1. Tặng quà gì cho cô giáo ngày 8/3? 8/3 là...

CHÀNG MUỐN SỞ HỮU BODY "VẠN NGƯỜI MÊ"? ĐỪNG BỎ QUA 5 NHÓM THỰC PHẨM NÀY

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học giàu chất dinh dưỡng kết hợp với việc tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp gymer nhanh chóng sở hữu thân hình vạm vỡ, body cường tráng như mong muốn. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm giúp tăng cơ bắp hiệu quả của các huấn luyện viên thể hình đã chia sẻ cùng Kingsport. Cùng tìm hiểu nhé! Nhóm tinh bột Nếu bạn là gymer nhất định đừng bỏ quên nhóm tinh bột trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Người tập thể hình ăn thực phẩm có chứa tinh...

Thức ăn không tốt cho xương cần tránh, bạn biết chưa?!

Thức ăn không tốt cho xương nếu tiêu thụ quá nhiều trong một thời gian dài thì sẽ khiến cơ thể của người bệnh gặp nhiều trở ngại trong di chuyển, khó chịu mỗi khi ngồi quá lâu. Vậy nên để cải thiện tình trạng đang gặp phải, việc tránh nhóm thực phẩm không tốt cho xương khớp trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy nhé! Thức ăn không tốt cho xương cần tránh 1. Thức ăn không tốt cho xương nên tránh Xương khớp là một trong những căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm nếu như...

Những ai không nên tập aerobic để tránh gặp chấn thương?

Tuy là bộ môn “quốc dân” khi được nhiều người lựa chọn để đốt mỡ thừa trong cơ thể nhưng aerobic vẫn sở hữu một số mặt hạn chế, không phù hợp với một số người thực hiện. Vậy những ai không nên tập aerobic để tránh gặp chấn thương trong khi đốt mỡ tại nhà? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết chia sẻ này của KingSport nhé! Những ai không nên tập aerobic tại nhà? 1. Những ai không nên tập aerobic tại nhà? Aerobic là bộ môn thể thao được rất nhiều người ưa chuộng thực hiện bởi tính tiện...

Giải Đáp: Uống Thuốc Hạ Huyết Áp Bao Lâu Thì Hạ?

Uống thuốc hạ huyết áp là một trong những biện pháp giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả. Vậy uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ? Nên uống loại thuốc này như thế nào? Chúng có tác hại gì hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay sau đây. Uống thuốc hạ huyết áp là một giải pháp điều trị bệnh cao huyết áp 1. Cần uống thuốc hạ huyết áp trong trường hợp nào? Huyết áp cao hay còn gọi là tình trạng tăng huyết áp là khi áp lực của dòng máu...

Huyết Áp 90/60 Có Thấp Không? Ảnh Hưởng Gì?

Huyết áp là một chỉ số dùng để đánh giá cơ bản tình trạng sức khỏe của một người. Chúng bao gồm hai thành phần là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Vậy huyết áp 90/60 có thấp không? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào? Nếu là huyết áp thấp thì chúng ta cần làm gì? Những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây. Huyết áp 90/60 không hiếm gặp 1. Huyết áp 90/60 có nghĩa là gì? Để biết huyết áp 90/60 có thấp không, trước hết chúng ta cần phải biết con số này...

Thông Tin Các Chỉ Số Huyết Áp Theo Độ Tuổi Mới Nhất 2024

Huyết áp là căn bệnh thầm lặng sẵn sàng tấn công chúng ta bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Vậy nên, cách phòng ngừa tốt nhất là bạn cần hiểu rõ về nó, duy trì thói quen sống tích cực cũng như ăn uống khoa học. Trong bài viết, cùng KingSport tìm hiểu các chỉ số huyết áp theo độ tuổi để có góc nhìn khách quan nhất, từ đó dễ dàng đề phòng những rủi ro không đáng có. Chỉ số huyết áp sẽ khác nhau theo từng độ tuổi 1. Các chỉ số huyết áp theo độ tuổi Áp lực máu hay...

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng