Huyết áp là một chỉ số dùng để đánh giá cơ bản tình trạng sức khỏe của một người. Chúng bao gồm hai thành phần là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Vậy huyết áp 90/60 có thấp không? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào? Nếu là huyết áp thấp thì chúng ta cần làm gì? Những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Huyết áp 90/60 không hiếm gặp
1. Huyết áp 90/60 có nghĩa là gì?
Để biết huyết áp 90/60 có thấp không, trước hết chúng ta cần phải biết con số này có ý nghĩa của "Huyết áp 90/60 là gì?". Mỗi chỉ số huyết áp sẽ bao gồm hai con số là huyết áp tâm thu ở đầu (hay còn gọi là huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương ở phía sau(huyết áp tối thiểu). Dựa trên chỉ số này, chúng ta sẽ biết được huyết áp của bản thân đang ở trạng thái bình thường, cao hay thấp.
Như vậy, huyết áp 90/60 có nghĩa là huyết áp tâm thu là 90mmHg còn huyết áp tâm trương là 60mmHg. Chính vì thế, dựa trên chỉ số này chúng ta sẽ biết được đáp án của câu hỏi "Huyết áp 90/60 là cao hay thấp?" và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.
2. Huyết áp 90/60 có thấp không?
Để biết được huyết áp 90/60 có bình thường không, chúng ta cần dựa vào chỉ số huyết áp chung đã được công bố của Bộ Y tế. Thông thường, mức huyết áp của mọi người sẽ dao động từ 90/60-130/80. Đây được coi là trạng thái bình thường. Nếu nằm ở mức từ 140/90mmHg trở lên thì sẽ là huyết áp cao và từ 90/60mmHg trở xuống là huyết áp thấp. Như vậy, thắc mắc về huyết áp 90/60 là cao hay thấp thì đó chính là tình trạng tụt huyết áp hay huyết áp thấp thường gặp. Đây cũng là câu trả lời cho các câu hỏi như huyết áp 80/50 là cao hay thấp.
Vậy huyết áp 95/65 có thấp không hay huyết áp 100/60 là cao hay thấp? Câu trả lời là đây là mức huyết áp bình thường và không đáng lo ngại. Tương tự, huyết áp 100/70 là cao hay thấp? Đây cũng là một chỉ số huyết áp bình thường và chúng ta có thể yên tâm.
Huyết áp 90/60 được coi là huyết áp thấp
3. Huyết áp 90/60 có nguy hiểm không?
Dù được coi là huyết áp thấp nhưng để đánh giá trường hợp huyết áp 90/60 có nguy hiểm không, chúng ta cần theo dõi chỉ số này trong nhiều ngày. Huyết áp thấp kéo dài, người bệnh có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não hay nhồi máu não. Nếu huyết áp này đi kèm với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung thì chúng ta cần phải xem xét và thăm khám sức khỏe để tìm nguyên nhân cũng như có những biện pháp khắc phục.
Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng khiến cho nhiều người muốn biết huyết áp 90/60 có thấp không. Cũng cần nhớ thêm rằng mức độ nguy hiểm của chỉ số huyết áp 90/60 là tùy vào mỗi người. Có những người có huyết áp ở chỉ số này nhưng sức khỏe hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
3. Huyết áp thấp là bao nhiêu?
Huyết áp thấp sẽ thể hiện chỉ số trên máy đo huyết áp là ≤ 90 mmHg hoặc dưới ≤ 60 mmHg. Nếu kết quả bạn nhận được thấp hơn cả hai giá trị áp huyết này thì đây được coi là huyết áp thấp. Dù là thấp hay cao, huyết áp không ổn định trong một thời gian dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng và lo âu đi tìm đáp án “Huyết áp 90/60 có bình thường không?”.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng tình trạng huyết áp có thể thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn và việc chẩn đoán huyết áp thấp cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm những triệu chứng, tình trạng sức khỏe toàn diện và tiền sử bệnh lý. Nếu bạn hoặc ai đó có lo ngại về "Huyết áp 90/60 là cao hay thấp?" thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra cụ thể hơn.
5. Những nguyên nhân khiến chúng ta có huyết áp 90/60
Các nguyên nhân của tình trạng huyết áp thấp không phải lúc nào cũng được xác định một cách dễ dàng. Chúng có thể bao gồm nhiều lý do khác nhau như:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Các vấn đề ở nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động, hạ đường huyết, tiểu đường,...
- Ảnh hưởng của các loại thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc Parkinson.
- Mắc các căn bệnh như suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh gan, kiệt sức, thiếu máu,...
Thiếu máu hoặc kiệt sức có thể khiến chúng ta bị tụt huyết áp
6. Một số triệu chứng của bệnh huyết áp thấp
Việc xác định xem huyết áp 90/60 có thấp không, có ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta cũng không khó xác định. Nguyên nhân là bởi bệnh huyết áp thấp có các triệu chứng tương đối rõ ràng:
- Đau đầu, hoa mắt, choáng váng, xây xẩm.
- Da mặt nhợt nhạt, xanh xao, nhức mỏi chân tay.
- Trằn trọc khó ngủ về đêm.
- Tim đập nhanh bất thường kèm theo thở gấp, hụt hơi.
- Buồn nôn hoặc nôn, ăn uống không ngon miệng.
- Kém tập trung, trí nhớ suy giảm, kém chú ý vào công việc hay học tập.
7. Làm thế nào khi bị huyết áp thấp
Nếu đã có câu trả lời cho câu hỏi huyết áp 90/60 có thấp không, chúng ta hẳn cũng sẽ tò mò về cách điều trị. Thực tế, Khi bị huyết áp thấp nhưng không có các triệu chứng hoặc có dạng nhẹ thì chúng ta không cần điều trị. Chỉ khi nào các triệu chứng xuất hiện thường xuyên thì mới cần thăm khám để các bác sĩ hướng dẫn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng ngay một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng huyết áp thấp của mình.
- Uống đủ nước: Điều này sẽ giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể.
- Thêm chút muối vào các món ăn hằng ngày. Natri sẽ giúp tăng huyết áp.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các thực phẩm giàu protein, vitamin C và vitamin B.
- Ngưng các loại thuốc nếu việc sử dụng chúng làm hạ huyết áp.
- Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn rượu, bia bởi chúng dễ khiến cơ thể mất nước.
- Nếu bị hạ huyết áp tại nhà, bạn có thể sử dụng trà gừng, nước lọc, nước ép trái cây,... Chúng sẽ giúp huyết áp tăng lên và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Chúng sẽ giúp thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn. Nếu không thể tập bên ngoài, sử dụng máy chạy bộ hay xe đạp tập tại nhà cũng là một phương án tốt.
- Sử dụng máy đo huyết áp tự động để theo dõi huyết áp tại nhà.
Thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp chúng ta có huyết áp ổn định
Qua bài viết trên đây, hy vọng chúng ta đã trả lời được câu hỏi "Huyết áp 90/60 là gì" và "Huyết áp 90/60 có thấp không?", cũng như những ảnh hưởng của chúng đối với sinh hoạt hàng ngày. Nếu có mức huyết áp này, mọi người cần chú ý xây dựng một lối sống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để có được sức khỏe tốt nhất nhé. Hy vọng KingSport đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.