Thoái hóa đốt sống cổ và những hệ lụy nghiêm trọng cần biết!

Tính đến thời điểm hiện tại, một trong những căn bệnh về xương khớp mà khả năng cao ai cũng có thể mắc phải chính là thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh lý này khiến cơ thể mệt mỏi, khó có thể ngước cổ lên cao và gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về thoái hóa đốt sống cổ là gì và nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ, bài viết sau đây sẽ chứa đựng mọi thông tin quan trọng mà bạn rất muốn biết!

thoái hóa đốt sống cổ là gì

Thực trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

1. Sơ lược về bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn cần biết

Nếu thường lướt điện thoại nhiều trong ngày thì chắc hẳn bạn đã nghe qua “cơn sốt” của những căn bệnh liên quan đến xương khớp đem lại vô số hệ lụy nguy hiểm cho cơ thể rồi đúng không nào?! Trong số đó, thời gian gần đây căn bệnh mang tên thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong đời sống của mỗi người.

1.1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng các đốt sống cổ bị suy yếu và mất đi tính linh hoạt do quá trình lão hóa hoặc do tổn thương gây ra. Khi thoái hóa xảy ra, các đốt sống cổ có thể bị biến dạng, gây ra biểu hiện cứng đơ và đau nhức ở vùng cổ dữ dội. Đây là một trong vô số những dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ điển hình mà bất cứ ai cũng có thể trải qua.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh hoàn toàn không biết bản thân đang mắc bệnh bởi vì biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ quá mờ nhạt và chỉ có thể phát hiện ra khi ở giai đoạn quá trễ, gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác ở cột sống.

Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ

Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

1.2. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ

Để kịp thời điều trị thoái hóa đốt sống cổ sớm, bạn cần nắm rõ những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ sớm sau đây:

  • Đau cổ: Khi bệnh bắt đầu xuất hiện, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mỏi và đau tại vùng cổ. Thậm chỉ mỗi khi xoay cổ, vị trí này thường phát ra tiếng kêu và đau đớn.

  • Giảm khả năng di chuyển: Theo một thời gian dài, thoái hóa đốt sống cổ sẽ dần làm cho các khớp và cơ bị viêm, từ đó gây hạn chế di chuyển và thiếu tính linh hoạt trong chuyển động.

  • Cảm giác bất thường: Thoái hóa đốt sống cổ sớm đó là nó khiến người bệnh cảm giác tê mỏi, cứng đờ hoặc yếu ở vùng cổ, khó có thể nhấc vai lên cao.

  • Gây áp lực lên dây thần kinh: khi bị thoái hóa, dây thần kinh tại vị trí cổ sẽ bị ảnh hưởng và thường xuyên bị phù nề, khiến người bệnh luôn trong cảm giác khó chịu và đau đầu.

  • Mất thị lực hoặc ngứa: Trong một số trường hợp nghiêm trọng do tai nạn, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở cổ và ảnh hưởng đến vấn đề về thị lực.

Tùy cơ địa của mỗi người mà biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ sẽ có nhiều thay đổi đáng kể. Thậm chí có một số người có thể cảm nhận rõ sự đau nhức lan rộng ở vai và tay, giảm sức mạnh khi nâng đỡ và khả năng di chuyển, cũng như cảm giác vùng cổ cứng đơ.

dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ

Dấu hiệu điển hình khi bị thoái hóa đốt sống cổ

2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Ngoài những biểu hiện tự nhiên do tuổi tác thì thoái hóa đốt sống cổ đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các yếu tố điển hình như sau:

2.1. Mất nước ở đĩa đệm

Để giúp các đốt xương sống trong cơ thể có thể chuyển động mượt mà, đĩa đệm chính là bộ phận cần thiết và cần được duy trì ở mức độ ổn định. Chính vì thế, nếu chúng bị xẹp (do thoái hóa) hoặc mất nước do vấn đề tuổi tác sẽ khiến bạn bị thoái hóa đốt sống cổ nặng.

Đồng thời, việc các đĩa đệm giữa các đốt xương bị suy giảm chức năng sẽ tạo ra các cơn đau rất khủng khiếp cho người bệnh, thậm chí đi lại khó khăn và dần gây ra biến chứng liệt người, chỉ có thể nằm chứ không đứng dậy đi lại được.

2.2. Bị loãng xương do tuổi tác

Khi tuổi tác ngày càng cao, xương của chúng ta sẽ dần mất đi độ săn chắc và rất dễ gãy. Chính vì thế, khi xương yếu dần sẽ gây ra triệu chứng loãng xương, từ đó gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đây là lão bệnh và có thể xuất hiện ở người lớn tuổi nên việc điều trị sẽ khá gian nan và cần nhiều thời gian tập luyện.

nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Loãng xương gây ra thoái hóa đốt sống cổ

2.3. Thói quen sinh hoạt

Thiếu hoạt động thể chất hoặc thường có thói quen ngồi lâu ở tư thế không thẳng lưng cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu bệnh lý này còn có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng điện thoại quá nhiều trong ngày.

Với tư thế cúi cổ để xem điện thoại hoặc nhìn màn hình máy tính (vị trí lắp đặt màn hình không đúng) sẽ gây ra biểu hiện đau mỏi kéo dài, từ đó khiến người trẻ ở độ tuổi đi học bị xẹp đốt sống cổ, thoái hóa nhẹ,...

2.4. Chấn thương trong vận động

Trong một số trường hợp, người bệnh khi vận động quá sức hoặc không đúng tư thế có thể gây ra chấn thương và dẫn đến các bệnh về xương khớp, đặc biệt như triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Khác với những nguyên nhân còn lại, thoái hóa đốt sống cổ do vận động sẽ khiến cơ thể bị viêm nhiễm dạng rộng nếu như không được nghỉ ngơi hoặc chữa trị kịp thời. Điều này đem lại nhiều hệ lụy không tốt về sức khỏe tinh thần và thể chất.

2.5 Ảnh hưởng của một số bệnh

Một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp vôi hóa, loãng xương cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những ai thiếu hụt về canxi, người lớn tuổi hoặc những ai đã từng gặp chấn thương tại vị trí ấy nhưng tái phát.

nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Một số căn bệnh khác gây ra thoái hóa sớm

3. Cách chẩn đoán các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng hai cách chuẩn đoán dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ đơn giản nhất chính là kiểm tra lâm sàng và chẩn đoán thông qua hình ảnh:

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh nhân về các triệu chứng cụ thể, thời gian xuất hiện, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố làm tăng hoặc giảm triệu chứng, tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình,... Sau đó, họ sẽ được khám tổng quát và tập trung vào vùng cổ, bao gồm: khả năng vận động, cảm giác đau mỏi, nắn vào chỗ đau,...

  • Chẩn đoán hình ảnh: Mọi căn bệnh về xương đều cần thực hiện chụp hình để có thể biết được diễn biến căn bệnh đang ở mức độ nào. Thường thì chúng ta sẽ phải thực hiện một trong các phương pháp chụp sau: X-quang, CT, MRI, EMG. Chi phí sẽ khá cao và tùy thuộc vào vị trí mà bạn được bác sĩ chỉ định chụp phim.

Khi có biểu hiện, bạn cần chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ những thay đổi của cơ thể và những tác nhân nghi ngờ gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ để họ có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, giúp cơn đau thuyên giảm và giúp bạn bình phục hoàn toàn.

4. Các cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ thường áp dụng

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ cần rất nhiều thời gian và sự nhẫn nại của mỗi người bệnh bởi vì nó không phải là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể tái diễn nếu như không điều trị đúng phác đồ của bác sĩ kê ra.

điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

4.1. Sử dụng thuốc tây

Thông thường, các loại thuốc được sử dụng để chữa thoái hóa đốt sống cổ sẽ gồm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ,... và kèm theo đó là chỉ định nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động.

Nhưng để an toàn trong lúc chữa bệnh bằng thuốc, bạn cần chia sẻ toàn bộ tiền sử bệnh đã trải qua để họ có thể chọn đúng loại thuốc thích hợp, giúp cơ thể cải thiện một cách tốt nhất.

Đặc biệt, bạn không nên tự ý tìm thông tin “Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?” và mua thuốc sử dụng tại nhà bởi vì nó sẽ gây ra nhiều cản trở trong quá trình lành mạnh và gây hại nghiêm trọng đến cơ quan nội tạng bên trong.

4.2. Phẫu thuật

Giải đáp cho câu hỏi “Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?” thì đó chính là phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Bất cứ loại bệnh nào nếu phải can thiệp đến phương pháp này đều được xét vào nhóm liên quan đến tính mạng, cần được điều trị kịp thời để không gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Và ở thoái hóa đốt sống cổ, phẫu thuật để cải thiện tình trạng đau nhức chính là giải pháp cần thiết đối với những trường hợp thoái hóa nặng, không còn khả năng di chuyển hoặc xương có dấu hiệu bị hoại tử,...

chữa thoái hóa đốt sống cổ

Phẫu thuật để trị thoái hóa đốt sống cổ

4.3. Vật lý trị liệu và nghỉ ngơi

Vật lý trị liệu là cách chữa thoái hóa đốt sống cổ rất phù hợp với những ai đang ở giai đoạn đầu hoặc sau khi phẫu thuật thành công. Tập vật lý trị liệu sẽ giúp cơn đau thuyên giảm và các vận động ở cổ được cải thiện tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn đúng địa điểm uy tín để tập vật lý trị liệu an toàn, tránh gây ra những rủi ro không tốt cho sức khỏe.

5. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

Thoái hóa đốt sống cổ có thể điều trị nhưng không thể dứt điểm. Nó cũng giống như những căn bệnh khác về xương khớp ở người lớn tuổi, một khi đã bị thì chỉ có thể duy trì sự ổn định chứ khó có thể trở lại như lúc ban đầu.

Vẫn có rất nhiều trường hợp sau khi điều trị xong vẫn bị tái diễn cơn đau do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng vấn đề lớn nhất vẫn nằm ở thói quen sinh hoạt và chế độ rèn luyện thể chất phù hợp ở mỗi đối tượng.

Khi đã hiểu rõ bệnh và tìm ra nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần chọn phương pháp cải thiện sức khỏe phù hợp nhất tại nhà. Bạn cần thêm sự hỗ trợ của người thân hoặc chuyên viên y tế khi gặp một số khó khăn trong sinh hoạt như khó vận động, cứng cổ, không thể di chuyển,...

thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không

Thoái hóa đốt sống cổ khó có thể điều trị dứt điểm

6. Cách ngừa thoái hóa đốt sống cổ bạn cần biết

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ nếu như không tự ý thức về việc kiểm soát sức khỏe và xây dựng một nếp sống lành mạnh. Có rất nhiều cách ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, trong số đó chắc chắn không thể thiếu đi hai thứ đó là sức khỏe và tinh thần.

Mỗi ngày, bạn nên dành ra từ 15-20 phút mỗi ngày để tập các bài tập điều chỉnh xương khớp (yoga, thư giãn cơ bắp,...). Điều này giúp máu được lưu thông tốt, chữa lành nhanh những vị trí bị đau nhức trong lúc tập luyện và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.

Ngoài ra, những đối tượng làm văn phòng nên lưu ý những tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng không gây đau lưng để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa và thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những ai có thói quen ngồi lâu trong ngày.

Đặc biệt, hạn chế sử dụng điện thoại hoặc cúi đầu quá thấp trong một thời gian dài sẽ khiến người bệnh bị mỏi cổ, dần gây ra dấu hiệu xẹp đỉa đệm và rồi là thoái hóa đốt sống.

Đối với KingSport, giải pháp dành cho sức khỏe và tinh thần sẽ được cân bằng khi mọi người chọn ghế massage cho người cao tuổi sử dụng tại nhà cho gia đình và bản thân. Những con lăn thông minh trang bị tại thiết kế sẽ giúp các vị trí căng cơ được thư giãn, tăng cường thư giãn và giúp khí huyết lưu thông tốt.

thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không

Ngồi ghế massage KingSport thư giãn

Đặc biệt, ghế còn có khả năng bấm huyệt chuyên sâu, giúp các nơi bị viêm nhiễm hoặc tổn thương trong quá trình sinh hoạt hàng ngày được cải thiện, nâng cao hệ đề kháng khỏe mạnh.

Để hiểu rõ hơn về cách ngăn ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại KingSport, bạn hãy nhanh tay liên hệ đến số hotline 0964420541 hoặc truy cập vào trang kingsport.vn để cải nắm rõ thêm nhiều thông tin về những sản phẩm đảm nhiệm phần phục hồi sức khỏe và cải thiện tinh thần nhé!

Bài viết liên quan:

Bật mí 15+ quà tặng cô giáo ngày 8/3 ý nghĩa không nên bỏ lỡ

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày tôn vinh một nửa thế giới. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Tặng quà cho cô giáo ngày 8-3 là một cách thể hiện lòng biết ơn của học trò với người đã dìu dắt mình nên người. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc này, tham khảo ngay top quà tặng cô giáo ngày 8 3 cực ý nghĩa sau đây! Quà tặng cô giáo ngày 8 3 ý nghĩa 1. Tặng quà gì cho cô giáo ngày 8/3? 8/3 là...

CHÀNG MUỐN SỞ HỮU BODY "VẠN NGƯỜI MÊ"? ĐỪNG BỎ QUA 5 NHÓM THỰC PHẨM NÀY

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học giàu chất dinh dưỡng kết hợp với việc tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp gymer nhanh chóng sở hữu thân hình vạm vỡ, body cường tráng như mong muốn. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm giúp tăng cơ bắp hiệu quả của các huấn luyện viên thể hình đã chia sẻ cùng Kingsport. Cùng tìm hiểu nhé! Nhóm tinh bột Nếu bạn là gymer nhất định đừng bỏ quên nhóm tinh bột trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Người tập thể hình ăn thực phẩm có chứa tinh...

Thức ăn không tốt cho xương cần tránh, bạn biết chưa?!

Thức ăn không tốt cho xương nếu tiêu thụ quá nhiều trong một thời gian dài thì sẽ khiến cơ thể của người bệnh gặp nhiều trở ngại trong di chuyển, khó chịu mỗi khi ngồi quá lâu. Vậy nên để cải thiện tình trạng đang gặp phải, việc tránh nhóm thực phẩm không tốt cho xương khớp trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy nhé! Thức ăn không tốt cho xương cần tránh 1. Thức ăn không tốt cho xương nên tránh Xương khớp là một trong những căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm nếu như...

Những ai không nên tập aerobic để tránh gặp chấn thương?

Tuy là bộ môn “quốc dân” khi được nhiều người lựa chọn để đốt mỡ thừa trong cơ thể nhưng aerobic vẫn sở hữu một số mặt hạn chế, không phù hợp với một số người thực hiện. Vậy những ai không nên tập aerobic để tránh gặp chấn thương trong khi đốt mỡ tại nhà? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết chia sẻ này của KingSport nhé! Những ai không nên tập aerobic tại nhà? 1. Những ai không nên tập aerobic tại nhà? Aerobic là bộ môn thể thao được rất nhiều người ưa chuộng thực hiện bởi tính tiện...

Giải Đáp: Uống Thuốc Hạ Huyết Áp Bao Lâu Thì Hạ?

Uống thuốc hạ huyết áp là một trong những biện pháp giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả. Vậy uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ? Nên uống loại thuốc này như thế nào? Chúng có tác hại gì hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay sau đây. Uống thuốc hạ huyết áp là một giải pháp điều trị bệnh cao huyết áp 1. Cần uống thuốc hạ huyết áp trong trường hợp nào? Huyết áp cao hay còn gọi là tình trạng tăng huyết áp là khi áp lực của dòng máu...

Huyết Áp 90/60 Có Thấp Không? Ảnh Hưởng Gì?

Huyết áp là một chỉ số dùng để đánh giá cơ bản tình trạng sức khỏe của một người. Chúng bao gồm hai thành phần là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Vậy huyết áp 90/60 có thấp không? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào? Nếu là huyết áp thấp thì chúng ta cần làm gì? Những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây. Huyết áp 90/60 không hiếm gặp 1. Huyết áp 90/60 có nghĩa là gì? Để biết huyết áp 90/60 có thấp không, trước hết chúng ta cần phải biết con số này...

Thông Tin Các Chỉ Số Huyết Áp Theo Độ Tuổi Mới Nhất 2024

Huyết áp là căn bệnh thầm lặng sẵn sàng tấn công chúng ta bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Vậy nên, cách phòng ngừa tốt nhất là bạn cần hiểu rõ về nó, duy trì thói quen sống tích cực cũng như ăn uống khoa học. Trong bài viết, cùng KingSport tìm hiểu các chỉ số huyết áp theo độ tuổi để có góc nhìn khách quan nhất, từ đó dễ dàng đề phòng những rủi ro không đáng có. Chỉ số huyết áp sẽ khác nhau theo từng độ tuổi 1. Các chỉ số huyết áp theo độ tuổi Áp lực máu hay...

KINGSPORT CAM KẾT HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI CAO TUỔI

Ngày 28/9 vừa qua, Kingsport đã có mặt tại Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam, khẳng định cam kết trong việc triển khai các hoạt động chăm sóc người cao tuổi và nhận vinh danh cho những đóng góp trong chặng đường cũ. Ông Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc Vận hành miền Bắc - đại diện Kingsport có mặt tại buổi lễ   Những hành động thiết thực hướng về người cao tuổi Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam được Trung ương Hội người cao tuổi phối hợp tỉnh Hải Dương...

Huyết Áp 160/90 Có Cao Không? Thông Tin Bệnh Cao Huyết Áp

Không chỉ người lớn tuổi, có bệnh nền mới dễ bị cao huyết áp mà thậm chí người trẻ hiện nay cũng có nguy cơ cao huyết áp đột biến rất cao, gây ra nhiều hệ lụy khủng khiếp cho sức khỏe. Dưới bài viết này, cùng KingSport tìm hiểu huyết áp 160/90 có cao không? Và đâu là các chỉ số huyết áp gây nguy hiểm. Huyết áp chỉ số 160/90 khiến cơ thể có nguy cơ nhận lấy nhiều biến chứng nguy hiểm 1. Huyết áp 160/90 có cao không? Huyết áp 160/90 có cao không? Huyết áp 160 có nguy hiểm...

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng