Căng cơ bắp chân là báo hiệu của tình trạng vận động quá sức khiến cơ bắp chân chịu áp lực lớn, từ đó khiến người mắc hội chứng này cảm thấy khó chịu mỗi khi di chuyển trong ngày. Để cải thiện tình trạng này, một số mẹo chữa căng cơ bắp chân sau đây sẽ rất hữu ích dành cho bạn đấy nhé.
Căng cơ bắp chân tạo ra các cơn đau khó chịu
1. Căng cơ bắp chân là gì? Triệu chứng và cấp độ
Căng cơ bắp chân là hiện tượng nhóm cơ ở phía sau cẳng chân bị tổn thương, gây đau nhức mỗi khi chúng ta vận động mạnh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là nam giới có sở thích thể thao như bóng đá, chạy bộ, nâng tạ,...
Không chỉ khiến cho việc di chuyển có cảm giác khó chịu, căng cơ bắp chân còn khiến mắt cá và khớp chân khó có thể vận động bình thường, gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp nhất khi bạn bị căng cơ bắp chân:
- Kiễng chân lên cao hoặc gập khớp gối luôn cảm thấy đau.
- Cơn đau tăng dần khi di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh.
- Cơn đau thường diễn ra đột ngột, không thường xuyên.
- Bắp chân có thể sưng tấy và bầm tím khi trở nặng.
Tùy theo từng giai đoạn và cấp độ cơn đau mà người bệnh trải qua mà thời gian hồi phục sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi “Căng cơ bao lâu thì khỏi?”.
- Cấp độ 1: Cơn đau không quá nghiêm trọng và người bệnh vẫn có thể hoạt động bình thường.
- Cấp độ 2: Người bệnh gặp khó khăn khi vận động, mất khoảng 5 - 8 tuần để lành hẳn vị trí tổn thương.
- Cấp độ 3: Có thể rách hoặc đứt hoàn toàn, không thể di chuyển và cần thời gian dài để chữa lành vị trí đang tổn thương.
Khi xuất hiện các dấu hiệu căng cơ, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn để có thể hồi phục vị trí đau nhức, hạn chế việc làm vết rách tại chân trở nên nặng nề hơn.
Những triệu chứng của căng cơ bắp chân
2. Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân
Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân có thể đến từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống, nhưng nhìn chung chúng không tự nhiên xuất hiện khi chúng ta sinh hoạt bình thường. Lý do lớn nhất khiến chúng ta có thể mắc phải bệnh căng cơ bắp chân đó là:
2.1. Vận động sai cách
Lỗi sai khi vận động thường gặp nhất đó là mọi người thường bỏ qua bước khởi động trước khi bắt đầu tập các bài chuyên sâu. Chính vì thế, cơ bắp sẽ không được giãn nở đều trước khi tập và khiến cho cơ bắp chân dễ bị căng cứng.
Ngoài ra, khi vận động quá hăng say mà không chú ý đến giới hạn của cơ thể sẽ khiến bạn dễ mắc phải tình trạng này, thậm chí căng hoặc rách cơ màng cơ ở phần chân sau rất nguy hiểm.
Và quan trọng hơn, khi vận động không đúng tư thế sẽ khiến sức khỏe của người tập không được cải thiện mà còn gặp phải tình trạng đau nhức khắp cơ trong cơ thể.
Vận động không đúng cách khiến căng cơ chân
2.2. Tuổi tác và bệnh xương khớp
Khi càng có tuổi, cơ thể của chúng ta sẽ bắt đầu lão hóa và hệ thống xương khớp trong cơ thể cũng từ đó không còn được linh hoạt, dễ dàng bị căng cơ đột ngột khi di chuyển quá nhanh.
Những đối tượng này còn dễ tạo ra những yếu tố khiến cơ và khớp chịu nhiều áp lực như: mất nước, viêm gân, bệnh mạch máu ngoại vi, tác dụng phụ của thuốc,...
Căng cơ bắp chân khi bạn lớn tuổi
3. Dấu hiệu căng cơ nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn trải qua cảm giác căng cơ vô cùng khó chịu và làm suy giảm chức năng của cơ bắp ở chân thì đó có thể là dấu hiệu nghiêm trọng mà bạn cần phải tìm đến sự hỗ trợ của y khoa.
Trong một số trường hợp, nếu hiểu rõ lý do bị căng cơ bắp chân là do vận động quá sức thì bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà. Nhưng nếu nguyên nhân không rõ và mơ hồ, KingSport khuyến khích người bệnh nên tìm đến các trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra cẩn thận vết thương.
Tuy là bệnh không nghiêm trọng và có thể phục hồi nhanh nếu như nghỉ ngơi hợp lý nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng, việc sử dụng thuốc được kê đơn của bác sĩ sẽ rất cần thiết.
Vậy nên đối với thắc mắc “Làm gì khi bị căng cơ?” thì KingSport luôn nhấn mạnh về việc nghỉ ngơi, sơ cứu tạm thời và nhờ đến sự hỗ trợ của y tế để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của chúng ta bạn nhé.
Khám bác sĩ khi tình trạng căng cơ bắp chân trở nặng
4. Làm gì khi bị căng cơ bắp chân?
Cách chữa căng cơ chân không quá khó khi bạn áp dụng một số phương pháp sau đây của KingSport nhé.
4.1. Nghỉ ngơi
Như đã nhấn mạnh trong cả bài viết, nghỉ ngơi sẽ giúp các cơ và khớp trong cơ thể khôi phục nhanh chóng, đem lại độ bền cho cơ thể sau mỗi lần đau mỏi khi tập thể dục nặng. Khi bắt đầu có những biểu hiện căng cơ, người bệnh nên nghỉ ngơi thay vì lao mình vào việc rèn luyện sức khỏe.
4.2. Kéo căng cơ bắp chân
Kéo căng cơ bắp chân sẽ giúp giảm cơn đau nếu như vết thương không quá nặng. Nhưng bạn cần phải cẩn thận khi thực hiện động tác này bởi vì có thể khiến vết thương bị rách từ bên trong sâu hơn. Bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên của người thân hoặc bác sĩ trước khi thực hiện động tác này nhé.
Kéo căng cơ bắp chân trước khi tập luyện
4.3. Chườm nóng hoặc đá vào vị trí đau
Cách để xoa dịu cơn đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc chính là chườm đá vào vết thương do căng cơ. Đây là mẹo chữa căng cơ bắp chân có thể áp dụng nhanh tại nhà mà không cần phải đến y tế để thăm khám. Khi chườm lên vết thương từ 20 phút trở lên, vị trí sưng sẽ có dấu hiệu giảm và không còn đau như sau khi tập xong.
4.4. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Trong trường hợp cơn đau kéo đến và cản trở công việc của bạn thì giải pháp “chữa cháy” nhanh nhất chính là sử dụng các loại thuốc kháng viêm để đẩy lùi sự khó chịu nhanh chóng.
Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen (Aleve) sẽ là những loại thuốc không kê đơn bạn có thể sử dụng tại nhà. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên đọc kỹ giấy hướng dẫn sử dụng hoặc lắng nghe tư vấn của dược sĩ.
Sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện căng cơ bắp chân
4.5. Vật lý trị liệu
Trong trường hợp nặng, bị căng cơ nên làm gì? Nếu không may gặp phải tình trạng viêm cơ nghiêm trọng thì bạn nên tìm đến các trung tâm chuyên chữa trị khớp và cơ để được thực hiện các bài vật lý trị liệu phù hợp.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật để nối cơ. Chi phí chữa trị này khá cao nên cần phải hạn chế việc chúng xuất hiện và gây ra nhiều tổn thất về tài chính của người bệnh.
5. Liệu pháp giảm căng cơ bắp chân tại KingSport
Đến với KingSport, các cơ quan trong cơ thể của người bị căng cơ bắp chân sẽ được thư giãn hoàn toàn, từ đó hồi phục nhanh những tổn thương và di chuyển linh hoạt hơn.
Cụ thể, trong các phương pháp hỗ trợ giảm căng thẳng cơ bắp thì ngồi ghế massage toàn thân đến từ thương hiệu KingSport được nhận xét là rất tốt và đem lại nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe.
Chỉ cần ngồi từ 15 - 20 phút mỗi ngày trên ghế, các con lăn bên trong sẽ tác động nhịp nhàng và làm tan biến cơn đau cơ bắp hiệu quả, kích thích tuần hoàn máu và cải thiện tổn thương nhanh chóng.
Liệu pháp giảm căng cơ bắp chân cùng KingSport
Đặc biệt, ngoài ghế massage toàn thân thì bạn còn có thể sử dụng những sản phẩm có kích cỡ nhỏ gọn hơn để tác động trực tiếp vào những vị trí căng cơ bắp chân nhanh chóng, ví dụ như máy massage cầm tay, máy massage chân,...
Chỉ cần liên hệ số hotline của KingSport 0964420541 hoặc nhắn tin trực tiếp đến fanpage có tick xanh của KingSport là khách hàng sẽ được tư vấn trực tiếp những thiết bị phù hợp với sức khỏe nhất rồi đấy.
Mong rằng những thông tin về bệnh căng cơ bắp chân do KingSport chia sẻ đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới trong việc chữa trị và hiểu rõ về bệnh lý phổ biến này.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.